Chuyển đến nội dung chính

Cái cổ và sự chờ đợi

Lưu ý: các kiến thức khoa học trong bài hoàn toàn là... tự nghĩ ra.


Trước hết xét dưới góc độ khoa học (mình thích gọi là sinh trưởng học hơn ^^). Con người ta có 7 đốt sống cổ, trẻ em khi sinh ra thì cổ dài tầm vài phân (chắc thế vì cái này hồi bé quên không đo ^^), đến tuổi thiếu niên (tức là tầm 10-15 tuổi) thì dài ra thêm một tí (chắc tầm vài phân nữa ^^), đến tuổi thanh niên (16-18 tuổi) thì đã dài hơn 10 phân (thằng nào đặc biệt lắm thì gần 20 phân). Vậy là cổ con người ta có khả năng dài ra thật, nếu tính lúc mới sinh cổ dài 5cm, lúc 16 tuổi cổ dài 15cm, có nghĩa là trong 16 năm cổ đã dài ra 10cm -> trung bình mỗi năm cổ dài 1,5cm -> trung bình mỗi tháng dài 0,125cm -> mỗi tuần dài 0,03125cm -> mỗi ngày dài 0.0044642857142857142857142857142857 cm ( xấp xỉ 0,005 mm/ngày). Đối với những người bình thường thì sự phát triển này có giới hạn độ tuổi (vì nếu không thì người thọ 80 tuổi sẽ có cái cổ dài.... 1,2m). Và chắc đa phần mọi người là phát triển bình thường (ai không bình thường thì thông cảm vậy). Vậy là, xét dưới góc độ bình thường thì cổ người ta không thể tự dưng dài ra được, kéo cũng không dài ra, vặn, chặt, hay bất kì tác nhân vật lí nào cũng không thể cải thiện được. · Nếu mà ai cũng như thế thì mình viết cái bài này làm cái cóc khô gì?

Tất nhiên bài này viết cho vui thôi, nhưng mà mình muốn xem xét “cái cổ” dưới góc độ khác ^^: góc độ văn học (chính xác là ngôn ngữ học). Là thế này, mình hay nghe nói đến “đợi dài cổ”, vậy đợi dài cổ là thế nào? Mình có thể trả lời ngay là gần giống (không hoàn toàn giống, sẽ giải thích ở đoạn sau) như mình vẫn đợi nhiều lần rồi, nhưng mà như thế nó không có tính cụ thể, càng không mang tính bao quát. Vậy thì mình giải thích thế này, khi mà người ta đợi ai đấy, thì người ta thường hay hóng (nghe gần gần với “hóng hớt” nhưng mà không phải, ở đây hiểu là “ngóng chờ” ^^), mà hóng nhiều thì cái cổ nó dài ra (cái này khoa học không giải thích được vì rõ ràng là không cần hóng cái cổ nó cũng dài như đã nói ở trên). Vậy sao người ta vẫn nói là “chờ dài cổ”, theo mình thì phải nói là “chờ vẹo cổ”, đúng, nói thế mới đúng. Mình cứ lấy kinh nghiệm chờ đợi của mình ra làm ví dụ.

Này nhé, khi mình chờ một ai đấy thì mình sẽ thường xuyên nghĩ đến người ta, mà nghĩ đến rồi thì mình thường xao nhãng trong công việc đang làm, dẫn đến tai nạn nghề nghiệp như ngã cầu thang, đập đầu vào tủ, trượt chân....Đấy là nguyên nhân thứ nhất gây vẹo cổ. Thứ hai là khi đợi ai đấy thì thường mong người ta xuất hiện, tức là chỉ cần 1 dấu hiệu nào đó của người đấy là bạn phải ngoái cổ xung quanh xem người ấy có ở quanh đây không. Thứ ba là khi nhớ một ai đấy thì hay đợi để được gặp mà đợi thì lại gây mất ngủ (cái này dù không muốn vẫn phải chịu >.<), mà ngủ ít thường dẫn đến tư thế không phù hợp (có thể chỉ có mình thế ^^), hậu quả là ngủ dậy cảm thấy đau mỏi người, vẹo cổ.

Trên đây là 3 lí do sơ sơ để kết luận là đợi thì dẫn đến vẹo cổ (không phải dài cổ). Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ đúng với những ai mới đợi một vài lần đầu tiên, sau đó cái cổ sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh. Mình lại lấy ví dụ từ mình, ban đầu có hơi mỏi cổ thật, nhưng mà sau dần dần cần cổ quay được 180 độ ^^ (đùa đấy ^^) Giờ thì mình có thể thoải mái chờ đợi mà không sợ cổ vẹo (vì thật ra là nó gãy rồi, hay cái gì gần gần thế >.<), còn cái vấn đề dài ra thì tất nhiên rồi, mình vẫn trong tuổi phát triển, mỗi ngày cổ đều dài ra 0,005mm. Ấy thế mà vẫn có người bảo mình đi đo cổ, đểu thật. Mình đợi cũng quen rồi, nói chung là có đợi thêm tí nữa chắc cổ cũng không biến dạng được, thôi thì đợi, chả sao....


Bãi Cháy, ngày 14 tháng 12 năm 2008
Lạc Rang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngày cũ đã qua...

Trong khi chờ đợi Phần 2 của "Nơi mùa thu bắt đầu...". Vô tình anh có một cuộc trò chuyện với một nhân vật của Phần 1. Kiểu như "Tâm sự đêm khuya" ấy. Và anh muốn viết 1 cái gì đấy. Dạo này anh thèm được viết như người ta thèm uống nước vậy. Anh viết 1 cách điên loạn và lảm nhảm. Giống như trong 1 thời gian dài những câu chữ ấy bị dồn nén lại và đến bây giờ thì nó cứ thế phun ra một cách hỗn loạn không theo một trật tự nào cả. Đêm nay, hay nói đúng hơn là sáng nay (vì có lẽ mặt trời cũng sắp lên rồi) anh lại viết. À nhưng đừng ai nghĩ rằng anh bị tự kỉ hay tâm thần zở hơi gì mà anh thức khuya thế. Anh hoàn toàn bình thường. Lý do anh viết bài này cũng bình thường như mọi điều bình thường khác trong cuộc sống của anh thôi. Đơn giản là anh ngồi chơi game với mấy thằng bạn anh đến 2h30 sáng, anh đang chuẩn bị tắt máy đi ngủ thì bất ngờ người ấy xuất hiện. Và cũng như vài lần trước đây, 2 người bắt đầu nói chuyện. Những câu chuyện không đầu không cuối, những câu chuyện,...

Ký sự tình yêu - Kỳ 4: Yêu... Không yêu...

Có yêu thì nói rằng yêu Không yêu thì nói một điều cho xong Nhưng mà anh thích lông bông Anh không thèm nói cho lòng (em) tương tư :-" ... Giá mà tình yêu đơn giản như trò chơi bói cánh hoa… Yêu. Không yêu. Yêu. Không yêu. Yêu. Không yêu. Yêu… Nhưng mọi thứ lại không chỉ có hai nửa như thế. Rằng người ta chẳng thể nào mà chia những mối quan hệ ra làm hai: Yêu và không yêu. Hay thậm chí, “yêu” và “không yêu” cũng chẳng phải là điểm đầu và điểm cuối của cái quá trình phát triển tình cảm bình thường. Nếu mọi thứ cứ đi theo đúng lộ trình của nó từ “không yêu” đến “yêu” rồi ngược lại thì chắc các nhà làm phim (đặc biệt là Hàn Xẻng) và các tiểu thuyết gia sẽ chẳng còn gì mà mổ xẻ khai thác, người đọc chúng ta cũng chẳng có nhiều cơ hội mà khóc lóc sụt sùi nức nở cho những câu chuyện tình yêu ngang trái lâm li ướt át đau đớn tuyệt vọng rung động cả đất trời… ... Yêu thương là cảm giác. Mà đã là cảm giác thì chẳng thể nào nắm bắt được. Giữa “yêu” và “không yêu” đôi khi mong manh như bứt m...

Sống có nguyên tắc

"Nếu cứ mãi giữ NGUYÊN ắt một ngày sẽ TẮC"  Anh là một thằng sống có nguyên tắc. Hẳn là nhiều người đọc xong sẽ bật cười mà rằng “Thằng này mà còn gọi là có nguyên tắc thì chắc đến Chí Phèo cũng sống có nguyên tắc được!”. Nhưng sự thật thì anh tự thấy mình sống có nguyên tắc. Và tất nhiên, Chí Phèo, cũng có một phần nào đấy của sự sống có nguyên tắc (thí dụ như nguyên tắc “chỉ rạch mặt ăn vạ khi có đông người” hay nguyên tắc “giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực và cảm tử”). Anh thì không thích giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, và càng không thích rạch mặt ăn vạ (ăn vạ thì có thể chứ rạch mặt thì không). Nhưng anh vẫn là người sống có nguyên tắc.