Chuyển đến nội dung chính

Cảm ơn và xin lỗi

(Chào mừng sự trở lại của tiểu văn hào chuyên viết note nhảm: Lạc Văn Rang)



Chắc nhiều người đọc thấy cái tên note sẽ nghĩ đến một note có dạng như này:

-              CaM o*N 3 mE vÌ |)a~shinh zA con & luÔi con lêN ng rồi mo^i~ tha’ng nạI bỏ ra cả đống $ choa con shống \/ật \/ờ vÀ nÀm nhu*~ng vie.c \/ô ngi~a. Con shin |\|ỗi vÌ nhu~g nO~inA`m |\/|ìnH (|-a~ ga^y ra bao nhiu lA(m qua bla bla bla… (Ngôn ngữ chỉ mang tính minh hoạ. Tạm dịch: Cảm ơn ba mẹ vì đã sinh ra còn và nuôi con nên người rồi mỗi tháng lại bỏ ra cả đống tiền cho con sống vật vờ và làm những việc vô nghĩa nhưng con xin lỗi vì những lỗi lầm mình đã gây ra bao nhiêu năm qua bla bla bla...)

-              Cảm ơn em vì đã bỏ rơi anh để anh nhận ra đời chẳng như là mơ nhưng anh vẫn xin lỗi em vì xin lỗi như thế khiến anh thấy mình thật là cao thượng…

-              Cảm ơn những người bạn đã đi qua đời tôi, để lại dấu chân trong lòng tôi cũng như trên mặt tôi. Và cũng xin lỗi trước vì tôi đã nhớ hết tên của từng thằng rồi :v

-              Cảm ơn…. Và xin lỗi…

Đại khái thì kiểu note Cảm ơn – Xin lỗi nó hay như thế. Nhưng nhất thời lúc này anh chẳng nghĩ được ra ai để cảm ơn cũng như xin lỗi, nên anh ngồi rỗi bàn mấy cái vấn đề về xin lỗi – cảm ơn.

Nghe đồn mấy hôm nay có vụ gì khiến người dân vô cùng bức xúc, lại khiến cả báo chí xôn xao,rằng một ông bà nào đấy tốt nhất là đứng ra mà xin lỗi thiên hạ đi, chứ làm việc chết người xong đổ vạ lung tung như thế là không được.

Lại nghe đồn chiều nay có bác nghệ sĩ lên tivi chia sẻ bí kíp dạy con dạy vợ là tôi dạy chúng nó cảm ơn xin lỗi ngay từ khi còn bé tí xíu xíu. Để rồi lớn lên đi ra đường người ta đâm phải nó nó cũng xin lỗi xong cảm ơn…

Lại nghe nữa ở một nước xa xôi người ta dạy trẻ con phép lịch sự cảm ơn xin lỗi từ khi còn học mẫu giáo. Các bé mẫu giáo khi được phát cơm sẽ gật gù mà cảm ơn người trồng ra cây lúa. Nếu chẳng may đang ăn vãi ra ngoài 1 hạt hẳn sẽ đứng bật dậy mà hô to: “Xin lỗi bác nông dân! Xin lỗi! Xin lỗi! Xin lỗi!”.

Cách đây ít năm đề thi vào cấp 3 tỉnh nhà cũng có một câu nghị luận xã hội với chủ đề Cảm ơn –Xin lỗi. Theo những gì anh biết thì các em học sinh nô nức tâm sự rằng từ bé đến giờ ai làm gì tốt cho em em cũng cảm ơn, em làm gì sai em cũng xin lỗi. Thậm chí các em còn biết cảm ơn những người chẳng liên quan và xin lỗi những người chẳng quen biết, nói đơn giản như kiểu anh quen mồm thì anh chửi bậy, các em học sinh quen mồm thì các em cảm ơn, xin lỗi (Nói vui vậy chứ chửi bậy là rất xấu, các em đừng nên học theo). Tóm lại là người biết cảm ơn xin lỗi là người văn minh lịch sự.

Vừa mới đây (mà cụ thể là trưa nay), nhân nói về chủ đề cảm ơn – xin lỗi với bố mẹ, anh lại nghĩ ra một cái triết lý đại ý thế này: Nếu ai cho mình cái gì thì mình phải biết cảm ơn, nếu ai không cho mình cái gì thì mình phải biết cướp lấy rồi xin lỗi… Ờ. Thế cũng coi như anh là người văn minh lịch sự…

Chốt lại cái đống “tâm sự cuộc đời” này bằng một câu cũng hơi quen quen:

Biết cảm ơn, xin lỗi là một nét đẹp văn hoá,nhưng chỉ biết cảm ơn và chỉ biết xin lỗi thì thật là… bình thường như cuộc đời vẫn thế…


 

Hạ Long, ngày 27 tháng 7 năm 2013

Lạc Rang

P/s1: Chúc mừng ngày Thương binh liệt sĩ! Cảm ơn những người đã ngã xuống, những người suýt ngã xuống ở cả 2 chiến tuyến vì lòng dũng cảm và tình yêu nước. Và xin lỗi, vì năm nào cũng chỉ biết cảm ơn và xin lỗi mọi người… Hay nói to tát như một ông nhà văn hay nhà chính trị nào đấy: “Vinh quang? Vinh quang cần gì cho những người đã chết?”

…À gần đây hình như có thêm chính sách cộng điểm thi Đại học, như kiểu một lời Cảm ơn… Được vài hôm xong lại bỏ…


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngày cũ đã qua...

Trong khi chờ đợi Phần 2 của "Nơi mùa thu bắt đầu...". Vô tình anh có một cuộc trò chuyện với một nhân vật của Phần 1. Kiểu như "Tâm sự đêm khuya" ấy. Và anh muốn viết 1 cái gì đấy. Dạo này anh thèm được viết như người ta thèm uống nước vậy. Anh viết 1 cách điên loạn và lảm nhảm. Giống như trong 1 thời gian dài những câu chữ ấy bị dồn nén lại và đến bây giờ thì nó cứ thế phun ra một cách hỗn loạn không theo một trật tự nào cả. Đêm nay, hay nói đúng hơn là sáng nay (vì có lẽ mặt trời cũng sắp lên rồi) anh lại viết. À nhưng đừng ai nghĩ rằng anh bị tự kỉ hay tâm thần zở hơi gì mà anh thức khuya thế. Anh hoàn toàn bình thường. Lý do anh viết bài này cũng bình thường như mọi điều bình thường khác trong cuộc sống của anh thôi. Đơn giản là anh ngồi chơi game với mấy thằng bạn anh đến 2h30 sáng, anh đang chuẩn bị tắt máy đi ngủ thì bất ngờ người ấy xuất hiện. Và cũng như vài lần trước đây, 2 người bắt đầu nói chuyện. Những câu chuyện không đầu không cuối, những câu chuyện,...

Ký sự tình yêu - Kỳ 4: Yêu... Không yêu...

Có yêu thì nói rằng yêu Không yêu thì nói một điều cho xong Nhưng mà anh thích lông bông Anh không thèm nói cho lòng (em) tương tư :-" ... Giá mà tình yêu đơn giản như trò chơi bói cánh hoa… Yêu. Không yêu. Yêu. Không yêu. Yêu. Không yêu. Yêu… Nhưng mọi thứ lại không chỉ có hai nửa như thế. Rằng người ta chẳng thể nào mà chia những mối quan hệ ra làm hai: Yêu và không yêu. Hay thậm chí, “yêu” và “không yêu” cũng chẳng phải là điểm đầu và điểm cuối của cái quá trình phát triển tình cảm bình thường. Nếu mọi thứ cứ đi theo đúng lộ trình của nó từ “không yêu” đến “yêu” rồi ngược lại thì chắc các nhà làm phim (đặc biệt là Hàn Xẻng) và các tiểu thuyết gia sẽ chẳng còn gì mà mổ xẻ khai thác, người đọc chúng ta cũng chẳng có nhiều cơ hội mà khóc lóc sụt sùi nức nở cho những câu chuyện tình yêu ngang trái lâm li ướt át đau đớn tuyệt vọng rung động cả đất trời… ... Yêu thương là cảm giác. Mà đã là cảm giác thì chẳng thể nào nắm bắt được. Giữa “yêu” và “không yêu” đôi khi mong manh như bứt m...

Sống có nguyên tắc

"Nếu cứ mãi giữ NGUYÊN ắt một ngày sẽ TẮC"  Anh là một thằng sống có nguyên tắc. Hẳn là nhiều người đọc xong sẽ bật cười mà rằng “Thằng này mà còn gọi là có nguyên tắc thì chắc đến Chí Phèo cũng sống có nguyên tắc được!”. Nhưng sự thật thì anh tự thấy mình sống có nguyên tắc. Và tất nhiên, Chí Phèo, cũng có một phần nào đấy của sự sống có nguyên tắc (thí dụ như nguyên tắc “chỉ rạch mặt ăn vạ khi có đông người” hay nguyên tắc “giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực và cảm tử”). Anh thì không thích giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, và càng không thích rạch mặt ăn vạ (ăn vạ thì có thể chứ rạch mặt thì không). Nhưng anh vẫn là người sống có nguyên tắc.